Contents
Nên thiết kế phòng bếp bao nhiêu m2 là hợp lý? – Một câu hỏi được nhiều gia đình quan tâm. Bởi vai trò quan trọng của nhà bếp trong cuộc sống, sức khỏe và mối quan hệ gia đình. Nơi mang đến những bữa ăn thơm ngon, nuôi dưỡng con người và kết nối các thành viên trong gia đình.
Tính hợp lý và phù hợp luôn được nhắc đến nhiều trong các ý tưởng thiết kế phòng bếp nói riêng và không gian nhà ở nói chung. Tuy nhiên không có một quy chuẩn cố định cho tính hợp lý về diện tích xây dựng phòng bếp. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố từ nhu cầu, diện tích sàn xây dựng, độ tiện nghi mong muốn, ngân sách và sở thích của gia đình.
Nếu bạn đang băn khoăn và đang muốn tìm câu trả lời cho câu hỏi phòng bếp bao nhiêu m2 là hợp lý thì hãy cùng theo dõi những chia sẻ thực tế từ các KTS của DTC nhé.
Phòng bếp bao nhiêu m2 là hợp lý?
Trong nhiều năm thiết kế và thi công nội thất nhà ở, chúng tôi thường xuyên nhận được những câu hỏi tương tự về diện tích nhà bếp. Tuy nhiên các KTS dường như không thể trả lời chính xác được. Bởi thực tế thì có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự hợp lý của diện tích phòng bếp.
Diện tích nhà
Một ngôi nhà nhỏ thì giải pháp thiết kế nhà bếp rộng thường sẽ không được xem xét đến. Bởi ngoài nhà bếp thì còn rất nhiều phòng chức năng khác cần đầu tư về diện tích.
Giả sử căn nhà phố của bạn được bố cục hai phòng chức năng là phòng khách và nhà bếp trên cùng một tầng thì việc lựa chọn diện tích phòng bếp lúc này sẽ ảnh hưởng bởi diện tích tổng của sàn, diện tích phòng khách, phần diện tích cho cầu thang, nhà vệ sinh và khoảng không cho lối đi.
Nhu cầu sử dụng
Một gia đình đông người hẳn sẽ cần một phòng bếp rộng rãi hơn để không cảm thấy quá ngột ngạt khi cùng ngồi ăn trong phòng bếp. Tuy nhiên nếu nhà bạn không có nhiều lợi thế về diện tích thì có thể lựa chọn giải pháp thiết kế thông minh, để tối ưu công năng sử dụng phòng bếp.
Ngoài ra, nhiều gia chủ yêu thích việc nấu ăn cũng thường khá đầu tư vào diện tích của phòng bếp, thiết kế bàn ăn và bố cục nội thất của không gian này.
Mức độ tiện nghi mong muốn
Bạn muốn một phòng bếp thật tiện nghi, nhiều thiết bị và vật dụng nhà bếp hỗ trợ cho việc nấu ăn, và các yêu cầu này sẽ đòi hỏi không gian để chứa đựng các vật dụng.
Bên cạnh phần bếp và chậu rửa bạn cần nhiều hơn với một quấy bar sang trọng, đẹp mắt. Đều đó sẽ yêu cầu bạn đầu tư thêm về diện tích bếp. Bởi quầy bar sẽ cần nhiều diện tích hơn, để có thể phát huy trọn vẹn ý nghĩa của không gian thư giãn đặc biệt này.
Ngân sách đầu tư
Không chỉ việc đầu tư vào nội thất nhà bếp mới ảnh hưởng đến ngân sách đầu tư mà việc quyết định diện tích của phòng bếp cũng ảnh hưởng đến ngân sách. Cụ thể là ngân sách xây dựng.
Hẳn là bạn cũng biết rằng các nhà thầu xây dựng hiện nay thường tính chi phí xây dựng trên m2 và việc xây dựng nhà bếp rộng sẽ hao tốn nhiều chi phí cho vật liệu hơn và sẽ làm tăng ngân sách của bạn.
Tuy nhiên, một phòng bếp rộng rãi, thoáng đãng và nhiều sáng sẽ giúp bạn có được những phút giây thoải mái và thật sự thư giãn bên gia đình qua những bữa cơm thân mật.
Diện tích phổ biến nhất của phòng bếp trong nhà phố, chung cư
Mặc dù diện tích phòng bếp phụ thuộc và nhiều yếu tố nhưng chúng vẫn phải đảm bảo những tiêu chuẩn nhất định. Đủ để bày biện các vật dụng nấu nướng phục vụ cho gia đình. Không thiết kế nhà bếp quá nhỏ, mất cân đối với các không gian khác trong nhà.
Diện tích phòng bếp phổ biến nhất trong thiết kế nhà phố thường trên 12m2. Các mức diện tích khác thường được sử dụng là: 15m2, 18m2, 20m2, 22m2, 25m2, …
Với những căn hộ chung cư thì diện tích bếp thường giới hạn hơn. Hầu hết thường ứng dụng phong cách mở và sử dụng các kiểu tủ bếp phù hợp với diện tích tổng của ngôi nhà.
>>> Có thể bạn quan tâm: 9 Lưu Ý Phong Thủy Khi Xây Nhà Mới Mà Bạn Không Nên Bỏ Qua
Các kiểu thiết kế bếp được ưa chuộng hiện nay
Riêng về thiết kế tủ bếp có khá nhiều kiểu dáng mà bạn có thể lựa chọn. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và kiến trúc nhà ở được xây dựng. Kiểu thiết kế bếp được ưa chuộng hiện này gồm:
Bếp chữ U
Mẫu thiết kế này thường dành cho các gia đình từ 4 đến 6 người, diện tích nhà ở tầm trung bình hoặc lớn. Các cạnh của tủ bếp được sắp xếp theo hình chữ U, ôm sát 2 đến 3 cạnh tường. Tùy vào kiến trúc nhà.
Bếp chữ L
Tủ bếp chữ L là kiểu bếp thông dụng nhất trong loại hình nhà phố. Thường được đặt sát hai mặt tường, loại thiết kế này giúp tối ưu diện tích nhà bếp và đảm bảo được các yêu cầu mang tính tiện nghi cũng như thẩm mỹ cho không gian nấu nướng.
Bếp chữ I
Xuất hiện trong những căn nhà nhỏ, diện tích hạn chế, hệ tủ bếp chữ I khá nhỏ gọn, thường tận dụng triệt để độ cao của trần để gia tăng thêm không gian chứa đồ.
Bếp chữ G
Thường được sử dụng trong những ngôi nhà có lợi thế về diện tích. Là kiểu bếp có đảo bếp thích hợp cho những gia đình đông người hoặc những gia đình yêu thích việc nấu ăn. Đầu tư nhiều vào không gian và thẩm mỹ phòng bếp.