Contents
Phong cách thiết kế công nghiệp – Industrial luôn mang lại sự phóng khoáng, mạnh mẽ, độc đáo và đầy ấn tượng trong các công trình nội thất. Không chỉ mang vẻ đẹp trong bố cục không gian, mà còn đem đến sự tiện nghi thông qua các món đồ nội thất cao cấp, mẫu mã đa dạng.
Các thiết kế mang phong cách công nghiệp không chỉ dừng lại trong các công trình dân dụng như nhà phố, chung cư, mà còn rất phổ biến trong các thiết kế quán café, khách sạn, nhà hàng cao cấp.
Đặc trưng trong thiết kế công nghiệp
Mỗi phong cách thiết kế đều mang đến những đặc điểm nổi bật riêng khiến nhiều người yêu thích. Đặc trưng trong phong cách công nghiệp là một trong những yếu tố lạ mắt, cuốn hút các gia chủ yêu thích sự mạnh mẽ, đơn giản, cao cấp.
Các đặc trưng này được KTS xử lý khéo léo, lồng ghép vào các yếu tố như thiết kế kiến trúc, màu sắc, vật liệu, đồ nội thất, bố cục ánh sáng, hình khối của không gian.
Điểm nhấn thiết kế
Đa phần các thiết kế nội thất phong cách công nghiệp – Industrial luôn mang vẻ phóng khoảng, mới lạ và mạnh mẽ. Chúng được kết hợp với không gian mở, giảm thiểu các bức tường ngăn, để lộ những bức tường gạch thô giao thoa giữa các không gian sinh hoạt mà không làm mất đi giá trị thẩm mỹ.
Điểm nhấn của thiết kế phong cách Industrial là chú trọng vào không gian kiến trúc. Những căn hộ hoặc nhà phố xây dựng theo kiểu loft luôn được xem là hình mẫu lỹ tưởng. Các không gian được phân chia theo nhu cầu sử dụng thực tế của gia chủ, chứ không có quy định về diện tích cho từng phần. Do đó, bạn dễ dàng di chuyển, sắp đặt nội thất mà không bị gò bó vào một khuôn mẫu nào.
Đồng thời các tấm bình phong cách điệu, tủ gỗ, kệ sách lớn không có chi tiết trang trí được dùng làm ranh giới phân chia không gian vừa giúp tăng diện tích sử dụng, vừa hạn chế các vách ngăn trong nhà.
Chất liệu trong phong cách thiết kế công nghiệp
Là một trong những phong cách thiết kế sử dụng nhiều loại chất liệu nhất, Industrial không hạn chế về vật liệu xây dựng, nội thất và trang trí. Tuy vậy, vẫn có một vài đặc trưng cần lưu ý bao gồm: gỗ, thép thô, gạch nung, kính cường lực, vải cotton.
Gỗ công nghiệp cùng thép thô tạo vẻ đẹp táo bạo cho không gian, bạn có thể thấy sự góc cạnh, đơn giản trong căn phòng mà không làm giảm đi sự tiện nghi cần thiết. Trong khi đó tường gạch nung, sơn trắng cùng kính cường lực giúp không gian thêm phần tinh tế, giảm bớt sự thô cứng mà vẫn tạo được sự rộng rãi.
Nếu các chất liệu như gỗ, thép giúp tạo điểm nhấn cho phong cách công nghiệp, thể hiện hơi hướng về công xưởng, nhà máy hiện đại. Thì các chất loại vải mềm có tác dụng làm không gian mềm mại hơn. Ở đây, bạn có thể thấy màu sắc đặc trưng của các loại vải này không bắt mắt mà chỉ làm điểm nhấn cho tổng thể. Vải trơn, không có họa tiết trang trí dùng làm rèm cửa, thảm trải sàn, gối tựa sofa, hoặc dùng cho phòng ngủ. Vừa giúp tăng sự tinh tế, vừa tạo được không gian thư thái, thoải mái cho người sử dụng.
Màu sắc
Nhắc đến Industrial là nhắc đến sự mạnh mẽ, thô cứng trong các thiết kế. Do đó, cũng dễ dàng nhận thấy tone màu chủ đạo được các KTS sử dụng là bảng màu lạnh với nhiều tone độ khác nhau. Đen – xám, ghi – trắng, be – nâu, màu gạch nung, hoặc màu đen của sắt thép. Tất cả chúng tạo nên không gian tối, không có quá nhiều yếu tố trang trí, song lại cực kỳ hút mắt nhờ vào cách bố trí nội thất, cũng như tỷ lệ của từng màu.
Nếu lựa chọn bức tường gạch nung thì cách vật dụng khác sẽ có tone trắng và đen tương phản tạo sự rộng rãi trong không gian. Ngoài ra, KTS cũng giữ nguyên hoa văn, màu gỗ giúp tạo nên vẻ đẹp tự nhiên nhất cho công trình mà không cần trang trí quá nhiều.
Các tone màu lạnh có tác dụng giữ cho cảm xúc người sử dụng được cân bằng, thư giãn và thoải mái hơn khi trở về nhà.
Bố cục ánh sáng
Đối với các thiết kế đơn giản, ít họa tiết trang trí như phong cách công nghiệp, các KTS sẽ chú trọng nhiều vào bố cục ánh sáng và kiến trúc. Các góc cạnh, hình khối kết hợp cùng ánh sáng tự nhiên sẽ tạo nên các hiệu ứng ánh sáng tương phản đẹp mắt, giúp cho ngôi nhà hút mắt hơn.
Ngoài ra, ánh sáng tự nhiên kết hợp hệ thống đèn led chiếu sáng còn tạo được sự tinh tế, ấm cúng cho không gian. Các mẫu đèn này không cầu kỳ nhưng được sản xuất theo phong cách đèn chiếu sáng trong nhà máy, hoặc các sân khấu tạo nên cái nhìn độc đáo.
Các công trình sử dụng phong cách thiết kế công nghiệp – Industrial
Thích hợp với những không gian rộng rãi, thoáng đãng, cũng như dễ dàng thi công và décor đối với các công trình có diện tích lớn. Phong cách công nghiệp có mặt ở rất nhiều các công trình công cộng như nhà hàng, khách sạn, quán café, văn phòng. Bạn có thể tham khảo các mẫu nội thất theo xu hướng Industrial mà Xây dựng DTC giới thiệu sau đây.
Quán café
Đối với nhiều thiết kế quán café, phong cách công nghiệp thường sẽ kết hợp với xu hướng vintage giúp tạo nên sự đa dạng trong thiết kế đồng thời tạo nên không gian đặc trưng của quán.
Khách sạn
Phong cách thiết kế công nghiệp thể hiện tốt về dấu ấn cá nhân trong các công trình, do đó nếu muốn để lại cho khách hàng điểm nhấn khó quên, bạn có thể lựa chọn phong cách này như một nét riêng trong tổng thể décor khách sạn. Thích hợp với các khách sạn 4 sao, 5 sao mà không làm mất đi giá trị đẳng cấp của nó.
Văn phòng làm việc
Các văn phòng lầm việc được décor theo phong cách Industrial rất được các chủ doanh nghiệp yêu thích. Thiết kế đơn giản, chất liệu gỗ kết hợp khung kèo thép kim loại sơn đen, bàn ghế có kích thước lớn, sofa được bọc da sậm màu tạo nên sự chuyên nghiệp và nghiêm túc cho không gian.
Nhà hàng
Các nhà hàng thường có không gian rộng, diện tích sử dụng thoáng đãng. KTS sẽ chú trọng vào bố trí nội thất, décor các chi tiết một cách cẩn thận tinh tế mà không làm mất đi điểm nhấn riêng trong nhận diện thương hiệu của nhà hàng.